Bấm vào hình để xem kích thước thật

Xét nghiệm CRP

Ngày đăng:  12/04/2009

 
Lượt xem: 183007

Câu hỏi:

 

Trả lời:

Xét nghiệm hs CRP có thể hữu ích trong việc đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim, hoặc các bệnh liên quan đến viêm.

-        Hiện nay chưa có sự thống nhất nào về việc khi nào cần kiểm tra; hs-CRP thường được thực hiện kết hợp với các xét nghiệm khác với mục đích tiên lượng nguy cơ bệnh tim, chẳng hạn nhóm mỡ (cholesterol, triglycerides, HDL-c, LDL-c) .
* Yêu cầu của mẫu thử
-        Không cần có sự chuẩn bị nào cần thiết cả, tuy nhiên, có thể bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 9-12 giờ trước khi lấy mẫu máu nếu người ta thực hiện nhóm lipid (gồm triglycerides). Thêm vào đó, bạn cần khỏe mạnh và không có bệnh tật, bệnh lây nhiễm, viêm tấy hay chấn thương gần thời điểm lấy mẫu máu.
-        Máu tĩnh mạch.
  • CRP (C-reactive protein) được tạo ra bởi gan và được tiết vào máu. CRP tăng cùng với chứng viêm, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim (MI, đau tim), phẫu thuật, chấn thương. Như vậy, CRP là một trong số ít những protein được mệnh danh là chất phản ứng giai đoạn cấp tính, được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong viêm có liên hệ với các bệnh lây nhiễm và bệnh tự miễn.
 
Nó có thể được đo lường bằng hai phương pháp xét nghiệm khác nhau: xn CRP và xn CRP độ nhạy cao (hs-CRP), mỗi cách đo cho những mức CRP trong máu khác nhau.
-        Cách xét nghiệm CRP thông thường đo được ở phạm vi rộng tuy nhiên nó lại kém nhạy hơn ở phạm vi thấp. Xét nghiệm hs-CRP có thể phát hiện protein ở nồng độ thấp hơn (do nhạy hơn), điều này giúp nó hữu hiệu hơn phương pháp xét nghiệm CRP thông thường trong việc chuẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một người khỏe mạnh.
-        Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đo CRP bằng các phương pháp cải tiến có khả năng phân tích với độ nhạy cao có thể giúp ta nhận biết mức độ nguy cơ với những bệnh tim mạch ở những người có biểu hiện bên ngoài khỏe mạnh. Đối với những cá thể có nguy cơ cao, phương pháp xét nghiệm với độ nhạy cao hơn này cho phép đo nồng độ CRP thấp, mặc dù có thể trong phạm vi bình thường nhưng lại luôn ở mức cao nhất trong khoảng ấy. Mức độ CRP bình thường nhưng tương đối cao ở những người khỏe mạnh được phát hiện để tiên báo về nguy cơ tương lai của bệnh đau tim, đột quỵ, đột tử, bệnh ngoại vi động mạch, ngay cả khi lượng cholesterol vẫn ở trong mức độ chấp nhận được.
-         Người ta tin rằng viêm đóng vai trò chính trong chứng xơ vữa động mạch (hiện tượng thu hẹp mạch máu gây nên bởi những khối cholesterol và các loại mỡ khác), thường liên quan tới những bệnh tim mạch (CVD).
Khi nào thì được yêu cầu thực hiện?
-        hs-CRP thường được yêu cầu thực hiện như một trong một số những xét nghiệm trong nhóm nguy cơ bệnh tim mạch, thường được thực hiện cùng với những xét nghiệm cholesterol và triglycerides. (Một số chuyên gia nói rằng cách tốt nhất để dự đoán nguy cơ là kết hợp một điểm dấu hiệu viêm, như hs-CRP, cùng với nhóm lipid.)
-        hs-CRP là xét nghiệm mà người ta sử dụng để xác định mức độ rủi ro tiềm tàng cho các bệnh tim mạch, đau tim, và đột quỵ. Hiện nay người ta cho là hs-CRP có thể đóng một vai trò trong quá trình đánh giá trước khi người ta gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe trên. Ngày càng nhiều thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến đo lường mức độ hs-CRP đang được tiến hành trong nỗ lực hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong các vấn đề tim mạch và có giúp đưa tới phương hướng sử dụng nó trong việc sàng lọc và lựa chọn phương pháp chữa trị.
Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?
-        Những người có chỉ số hs-CRP cao hơn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, và những người có giá trị thấp hơn có nguy cơ ít hơn. Cụ thể, những cá nhân có kết quả hs-CRP cao ở cuối của các trị số bình thường cho phép có nguy cơ bị đau tim gấp 1.5 đến 4 lần so với những người có chỉ số hs-CRP ở mức thấp nhất trong giới hạn cho phép. Tổ chức tim mạch Mỹ và trung tâm phòng ngừa kiểm soát - bệnh tật Hoa Kỳ đã đưa ra những nhóm có nguy cơ như sau:
• rủi ro thấp: ít hơn 1,0 mg / L
• rủi ro trung bình: 1,0 đến 3,0 mg / L
• rủi ro cao: trên 3,0 mg / L
-        Những giá trị này chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình đánh giá cho các bệnh tim mạch. Các nhân tố khác gây ra nguy cơ được xét tới là các chỉ số cao của cholesterol, LDL-C, triglycerides, và glucose. Ngoài ra, hút thuốc lá, bệnh cao huyết áp ( tăng xông ), và tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ.
Những điều khác nên biết?
-        Uống thuốc kháng viêm không phải steroid (như: aspirin, ibuprofen, và naproxen) hoặc statins có thể làm giảm mức độ CRP trong máu. Cả hai loại thuốc kháng viêm và statins có thể giúp làm giảm viêm, do đó làm giảm CRP.
-        Xét nghiệm hs-CRP có thể được sử dụng để xác định dấu hiệu của viêm, điều quan trọng là bất cứ ai khi làm xét nghiệm này đều phải trong tình trạng sức khỏe tốt nhằm mọi kết quả xét nghiệm đều có thể dự đoán nguy cơ bệnh động mạch vành hay đau tim. Bất kỳ bệnh tật nào gần đó, chấn thương, lây nhiễm hay viêm nói chung sẽ làm tăng cao lượng CRP và cho một kết quả sai vì làm nâng mức nguy cơ.
-        Những phụ nữ đang trong liệu pháp hormone có chỉ số hs-CRP cao, việc chú ý đến các điều này giúp chính xác trong việc chẩn đoán bệnh tim mạch
-        Vì các xét nghiệm hs-CRP và CRP đo cùng một loại phân tử, những người bị viêm mãn như những người bị viêm khớp, không nên xét nghiệm hs-CRP. Chỉ số CRP của họ sẽ rất cao nguyên căn do viêm khớp thường quá cao để có thể đo được hay quá ngưỡng với phương pháp xét nghiệm hs-CRP.
Tài liệu tham khảo

Trả lời bởi: Khoa Sinh Hoá

[Trở về]

Các tin khác