Bấm vào hình để xem kích thước thật

Vỡ tụy sau chấn thương ở trẻ 2 tuổi

Ngày đăng:  07/11/2012

 
Lượt xem: 7726

Khoa ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2 vừa qua đã tiếp nhận và xử trí cấp cứu kịp thiời 1 trường hợp vỡ tụy do chấn thương ở bệnh 2 tuổi. Bé T.T.B.N, được chuyển từ bệnh viện tỉnh Bình Dương với chẩn đoán theo dõi tình trạng đau bụng cấp chưa rõ nguyên nhân. Lúc nhập viện, bé co gồng bụng kèm nôn ói nhiều. Người nhà cho hay, do cha mẹ là công nhân đi làm suốt nên gửi bé cho nhà hàng xóm trông dùm, buổi chiều khi đi làm về thì thấy con đau bụng quằn quại nên tức tốc đưa đi khám. Các bác sĩ trực cấp cứu sau khi thăm khám, kết hợp bệnh sử với chụp  CT Scan bụng cản quang phát hiện tụy của bé bị đứt ngang gây tràn máu ổ bụng.

            Bé được mổ khẩn cấp cứu sau đó. Kết quả sau mổ phát hiện tụy của bé bị đứt đôi vùng đầu, dập tá tràng (phần đầu của ruột non) và rách thanh cơ vùng hổng tràng (ruột non). Các sĩ đã tiến hành khâu mỏm cụt vùng đầu tụy ớ phía gần tá tràng và cắt 1 phần ruột nối vào phần thân và đuôi tụy còn lại, khâu lại phần thanh cơ bị rách. Hiện bé đã dần hồi phục, tự ăn và đi lại được. Bác sĩ Trần Thanh trí, phó khoa ngoại và là phẫu thuật viên trong kíp mổ, cho biết trường hợp của bé là trường hợp chấn thương tụy nặng và khá hi hữu. Khi bé được gửi sang nhà hàng xóm, bé gái lớn 12 tuổi đã chơi trò cưỡi ngựa với em. Bé vô tình bị trượt tay té đập bụng xuống đất và kết quả là tụy của bé vỡ đôi. Bác sĩ cho biết tụy (còn gọi là lá mía) là một cơ quan quan trọng trong cơ thể  và đảm nhiệm hai chức năng chính là sản xuất và bài tiết các dịch tụy chứa các men tiêu hóa (enzyme tiêu hóa) giúp tiêu hóa thức ăn và  tiết vào trong máu các nội tiết tố (hormon) giúp điều hòa đường huyết. Khi tụy bị chấn thương, dịch tụy chứa men tiêu hóa tràn vào ổ bụng gây tình trạng viêm nặng nề. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng sẽ dẫn đến tử vong. Chấn thương tụy trong ngoại khoa là 1 chấn thương rất khó chịu vì sau phẫu thuật vẫn để lại nhiều di chứng. Thành bụng của bé nhỏ thường mỏng, các tạng trong ổ bụng do đó rất dễ bị tổn thương khi có chấn thương. Do đó, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng,đề phòng những chấn thương va đập mạnh vào bụng ở trẻ nhỏ. Khi bé nói có té ở bụng và than đau thì nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Đăng bởi: Bs Trương Anh Mậu, khoa ngoại

[Trở về]

Các tin khác