Chăm sóc bệnh nhân bị viêm mô tế bào
Ngày đăng: 23/10/2010
Lượt xem: 73539
1. Định nghĩa: Viêm mô tế bào là nhiễm trùng da và mô mềm dưới da. Nó xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào vùng da bị tổn thương hoặc da bình thường và bắt đầu lan tràn bên dưới da và vào mô mềm gây ra nhiễm trùng và viêm.Viêm là quá trình cơ thể chống lại vi trùng. Viêm có thể gây ra hiện tượng sưng, nóng đỏ, đau.
Các vùng giải phẩu liên quan được chia làm 2 vùng:
- Làm dấu vùng mặt: miệng, quanh mắt, hốc mắt.
- Vùng không phải mặt: da đầu, cổ, thân, chi.
2. Nguyên nhân:
- Những tổn thương làm rách da.
- Những nhiễm trùng liên quan đến phẩu thuật.
- Những bệnh về da mạn tính như chàm, vẩy nến.
- Vật lạ nằm bên trong da.
- Nhiễm trùng xương nằm ngay bên dưới da
- Tác nhân thông thường là Streptococcus Pyognes, và S. Aureus
3. Triệu chứng:
Những triệu chứng thường gặp nhất trong viêm mô tế bào là:
- Đỏ da
- Những vệt đỏ kéo dài trên da hoặc những mãng đỏ lan rộng.
- Sưng
- Nóng
- Đau hoặc tăng nhạy cảm.
- Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng hoặc mủ ra từ bên trong da, có thể xuất hiện vết rộp lớn.
- Xuất hiện hạch phản ứng ở gần nơi bị viêm .
- Sốt: thường gặp khi tổn thương lan rộng hoặc khi có biểu hiện nhiễm trùng huyết
- Tiền sử: vết thương hoặc côn trùng cắn trước đó.
- Tác nhân thường gặp là
4. Mục đích:
- Chống nhiễm khuẩn da lan rộng hơn.
- Chống biến chứng nhiễm khuẩn huyết xảy ra.
- Chống lại tình trạng thoát dịch qua thương tổn.
- Chống biến chứng chàm hóa do chăm sóc và bôi thuốc không đúng.
5. Các bước tiến hành:
- Người bệnh nằm theo tư thế thuận lợi để việc chăm sóc da được dễ dàng.
- Điều dưỡng: mặc áo choàng, đội mũ, đeo khẩu trang và mang găng vô khuẩn.
- Chăm sóc vùng da bị nhiễm khuẩn:
+ Rửa tổn thương bằng các dung dịch sát khuẩn.
+ Bôi các dung dịch thuốc màu hoặc thuốc mỡ kháng sinh, theo chỉ định của bác sĩ.
+ Truyền dịch hoặc tiêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
+ Đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
+ Thay drap giường hàng ngày.
6. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo:
- Theo dõi diễn biến, tổn thương da, niêm.
- Theo dõi sinh hiệu.
- Báo cáo tình trạng bệnh cho bác sĩ sau mỗi lần chăm sóc.
7. Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và sinh tố bằng cách cho trẻ ăn đúng và đầy đủ dinh dưỡng theo từng lứa tuổi của trẻ.
- Giải thích và hướng dẫn cho gia đình người bệnh cách chăm sóc da bị tổn thương.
- Luôn giữ vết thương sạch và không để nhiễm bẩn.
- Tránh cho trẻ đi chân trần dễ giẫm đạp gây sang thương da.
Đăng bởi: Khoa Dịch Vụ 3
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018