Bấm vào hình để xem kích thước thật

Sốt kéo dài

Ngày đăng:  01/12/2012

 
Lượt xem: 18132

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, xin bác sĩ giải đáp thắc mắc dùm tôi. Con tôi được 1 tháng thì sốt, vào bệnh viện nhi đồng 2 nằm 5 ngày còn 37,7 bác sĩ cho về kết luện là nhiễm siêu vi. Thì tối đó cháu lên cơn sốt 38 độ, sau đó 4 ngày sốt như vậy tôi đưa vào nhi đồng 2 lại, bác sĩ chọc dò tủy sống nói bạch cầu cháu hơi cao, nghi là viêm màng nảo, sau khi vào thuốc 2 ngày cháu sốt lên cao 39 độ bác sĩ tiếp tục chọc dò lần 2 nói bây giờ viêm màng não chỉ là nguyên nhân phụ, phải đi tìm nguyên nhân khác, sau gần 15 ngày nằm viện tiếp theo bs nói cháu bị sốt là do 2 con vi rut EBV,CMV ( mà 2 con này gây ảnh hưởng lên men gsn) nhưng sô lượng không nhiều để điều trị. để cháu tự đề kháng, tới ngáy thư 18 và 19 cháu sốt 37,9 nhưng bs nói hết sốt rồi nên cho về. nhưng trước khi ra viện lần 2 cháu bị ho, và ói đàm nhiều, thở khò khè, bú kém cả tuần, nhưng bs bảo không sao, về nhà tự hết. sau khi ra viện 2 ngày liền cháu 37,5, toi rạng sáng ngày thứ 3 cháu sốt lên 38,4 dem vao nhi đồng 2 lân 3, bs bảo cháu nhập viện theo dõi, thì sau 2 ngày tiếp theo đó chàu cao nhất là 37,5 bs lại cho về. về nhà 3 ngày cháu ho nhiều, ói đàm sốt lên 38,6. thở khò khè hơn, đi khám tư bs bên Nancy bs bảo cháu bị viêm tiểu phế quản. bây giờ tổng cộng cháu sôt 38 ngày rôi mà vẫn chưa hết. Theo bs tôi nên làm gì bây giờ? Hiện giờ tôi rất hoang mang và lo lắng.Ha Xuan

Trả lời:

Chào bạn,

 

Theo những điều bạn kể, chúng tôi nghĩ bạn nên đưa bé đến bệnh viện và trình bày cho bác sĩ  rõ ràng. Rồi sau khi khám, nếu thấy vẫn rất cần thiết bác sĩ  sẽ cho bé nhập viện trở lại để tìm nguyên nhân sốt kéo dài của con bạn. Thật ra , khi bé bị nhiễm các loại siêu vi như EBV, CMV thì đúng là loại thường gây sốt kéo dài và hay kèm biến chứng như tăng men gan, rồi tổn thương nhiều cơ quan khác và ít nhất là bội nhiễm thêm ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm  tiểu phế quản. Hơn nửa, có thể trong quá trình nhập viện để điều trị bệnh thì cũng là lúc bé bị lây nhiễm thêm  từ những bé bị bệnh khác. Và có lẻ đây cũng là lý do làm các bác sĩ  cố gắng cho bé xuất viện khi nhận thấy bé tạm ổn đó bạn.

 

Trong thời điểm này, bạn nên tranh thủ học cách chăm sóc con khi bị bệnh viêm tiểu phế quản như nhỏ mũi nước muối sinh lý, tăng cường nước qua các cử sữa bé bú mỗi ngày. Nếu nhận thấy bé khò khè nhiều hơn rồi thở mệt, thở khó, ngực nhấp nhô nhiều khi bé thở …vv .. thì nên đưa bé đến bệnh viện ngay bạn nha vì đó là những dấu hiệu nặng của bệnh.

 

Chào thân ái

Trả lời bởi: BS.CK2.Đặng Thị Kim Huyên - PK.Khám bệnh

[Trở về]

Các tin khác