Bấm vào hình để xem kích thước thật

Khí dung nước muối ưu trương 3% không kèm thuốc giãn phế quản có thể an toàn cho bé viêm tiểu phế quản

Ngày đăng:  05/09/2010

 
Lượt xem: 80624

Khí dung với thuốc giãn phế quản là một điều trị thường qui trong bệnh viêm tiểu phế quản do siêu vi ở trẻ em. Tuy thuốc chỉ có tác dụng chủ yếu tại chỗ nhưng ít nhiều cũng có tác dụng kích thích beta 2 giao cảm toàn thân như làm nhịp tim nhanh. Một nghiên cứu gần đây sử dụng khí dung bằng dung dịch muối ưu trương NaCl 3% đơn thuần thay cho thuốc giãn phế quản để tránh những tác dụng phụ do thuốc giãn phế quản gây ra...

Theo kết quả nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu vừa được công bố trên trang web Pediatrics ngày 16 tháng 8 năm 2010, các bé viêm tiểu phế quản dưới 2 tuổi được phun khí dung nước muối ưu trương 3% không kèm thuốc giãn phế quản có ít nguy cơ bị tác dụng phụ hơn.


“Nhiều nghiên cứu đánh giá sử dụng khí dung với nước muối NaCl ưu trương như một liệu pháp điều trị viêm tiểu phế quản do siêu vi”, bác sĩ Shawn Ralston thuộc trường đại học Texas Health Science Center viết. “Tuy nhiên, các nghiên cứu thường kết hợp dung dịch ưu trương NaCl với một số thuốc giãn phế quản do lo ngại nước muối ưu trương có thể gây co thắt phế quản…Đây là nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về nguy cơ co thắt phế quản và các tác dụng phụ khác khi phun khí dung bằng dung dịch NaCl ưu trương đơn thuần mà không phối hợp với các thuốc giãn phế quản khác trong bệnh viêm tiểu phế quản do siêu vi”.


Đối tượng nghiên cứu là trẻ dưới 2 tuổi nhập viện với chẩn đoán ban đầu là viêm tiểu phế quản. Trẻ được phun khí dung NaCl 3% đơn thuần và theo dõi các dấu hiệu khó thở theo thang điểm, các biến chứng,.. đến 72 giờ sau.


Có 444 liều khí dung NaCL3% được sử dụng, ghi nhận 4 trường hợp bị tác dụng ngược co thắt phế quản nhẹ, chiếm tỉ lệ 1% (CI 95%, 0.3-2.8%). “Tỉ lệ bị tác dụng ngược rất thấp trong nghiên cứu của trung tâm", tác giả  nhận xét,  "NaCl3% chưa phải là thuốc được sử dụng thường qui trong lâm sàng hiện nay trong điều trị viêm tiểu phế quản do siêu vi. Vì đây là nghiên cứu hồi cứu nên kết quả vẫn còn bị giới hạn về mặt y học chứng cứ, nhưng nghiên cứu mở ra một hướng điều trị mới và cần nhiều nghiên cứu tiếp theo đê hoàn chỉnh hơn”, tác giả kết luận.

(Nguồn: Pediatrics. Published online August 16, 2010)

Đăng bởi: ThS. BS. NGUYỄN THANH HẢI - Khoa Khám bệnh

[Trở về]

Các tin khác