Bấm vào hình để xem kích thước thật

U tinh hoàn ở trẻ trai nhỏ

Ngày đăng:  11/08/2010

 
Lượt xem: 25317

Khoa Ngoại Thân Niệu bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 6/8/2010 đã tiến hành phẫu thuật  cùng lúc 2 trường hợp U tinh hoàn ở trẻ trai, 2 tuổi và 5 tuổi. Cả hai trường hợp này đều được bóc tách lấy trọn u và giữ lại phần tinh hoàn tốt còn lại. Tuy nhiên về tiên lượng và hướng xử trí tiếp theo còn phụ thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh lý.

Về triệu chứng học, khác với u tinh hoàn ở người lớn, mất cảm giác vùng tinh hoàn tổn thương  thường trẻ nhỏ không tự phát hiện được. Do đó thường triệu chứng ở trẻ nhỏ tinh hoàn to dần không đau, diễn ra âm thầm đến khi ăn lan trọn tinh hoàn hoặc di căn. Hơn nữa u tinh hoàn ở trẻ nhỏ cũng dễ lầm với các bệnh lý lành tính vùng bìu bẹn như nang thừng tinh, nước màng tinh hoàn, và những bệnh lý này thường không phẫu thuật liền, có khả năng tự hết nên nếu lầm lẫn để lại sẽ dẫn đến chẩn đoán trễ, u to hôn và di căn nơi khác. Do đó Một khối u Tinh hoàn cứng, không đau phải được xem như là ác tính cho tới khi chứng minh được là nguyên nhân khác.

Khi nghi ngờ u tinh hoàn thì siêu âm sẽ giúp cũng cố chẩn đoán hữu hiệu. . Tùy theo cấu trúc mô học của u, có thể thấy những dạng ÉCHO khác như: giảm ÉCHO so với chủ mô bình thường xung quanh, dạng ÉCHO đa nang hoặc cho hình ảnh ÉCHO lấm tấm.

Có nguyên nhân không rõ, gồm hai nhóm chính.

1. Nhóm sinh từ tế bào mầm :

 Hoặc thuộc loại Seminoma, có tiên lượng khá tốt, hoặc thuộc loại Teratoma nếu biệt hoá tốt thì cũng có tiên lượng tốt, nếu biệt hoá kém thì tiên lượng xấu. Teratoma thường gặp ở trẻ em.

2. Nhóm không sinh từ tế bào mầm :

·            U tế bào sertolie gây nhũ hoá

·            U tế bào Leydig gây nam hoá sớm do tiết kích tố nam.

·            Cả hai loại Ucó thể bành trướng tới Mào tinh hoặc lớp Tunica vaginalis nhưng hiếm khi vượt khỏi lớp này để xâm lấn ra da. U có thể di căn theo hạch bạch huyết do theo động mạch Tinh hoàn để đi đến các hạch vùng động mạch chủ, trung thất, phổi, thượng đòn nhưng ít khi có hạch ở vùng bẹn trừ khi có phẫu thuật trước đó ở vùng này. Các u sinh từ vùng không mầm thường làm cho AFP và HCG máu tăng cao hơn bình thường.

Về điều trị: gồm cắt bỏ U Tinh hoàn hoặc tinh hoàn và u,  phối hợp với hoá trị hoặc xạ trị tùy theo kết quả giải phẫu bệnh .

Đăng bởi: Khoa Ngoại Thận Niệu

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021