Bấm vào hình để xem kích thước thật

Áp xe thận ở trẻ em những điều cần biết

Ngày đăng:  02/08/2019

 
Lượt xem: 11356

Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận hay tại thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận.

 

Bệnh viện Nhi đồng 2 hiện vùa qua đã tiếp nhận và điều bệnh nhi H.N.L 15 tuổi nhà ở Bến Tre được chuyển viện từ tuyến trước lên với chẩn đoán là theo dõi u thận. Chẩn đoán này khiến người nhà và bệnh nhi vô cùng lo lắng. Tại bệnh viên nhi đồng 2 qua khai thác bệnh sử được biết cách nhập viện khoảng 1 tháng em thường sốt lạnh run, kèm đau vùng hông lưng trái,ăn uống kém, mệt mỏi; xác định đây là một bệnh lý cấp tính nhiễm trùng, các bác sỹ tại bệnh viện Nhi đồng 2 đã  thăm khám bệnh nhi một cách toàn diện và kỹ lưỡng, nổi bật triệu chứng “rung thận” dương tính, sờ đau vùng hông trái. Kết quả CT scan góp phần giúp khẳng định chẩn đoán bệnh nhi bị áp xe thận, một bệnh lý tương đối hiếm gặp ở trẻ em nhưng hoàn toàn điều trị tốt, tránh được nguy cơ nhiễm trùng huyết nặng hoặc phải phẫu thuật dẫn lưu khối áp xe nếu được chẩn đoán sớm và có phác đồ điều trị chính xác.

Bệnh nhi được điều trị tích cực với những kháng sinh mạnh và phù hợp, sau hơn hai tuần, bệnh nhi hết sốt, cảm thấy khỏe hơn rất nhiều, vùng hông lưng hầu như không còn đau đớn, kiểm tra trên siêu âm thấy khối áp xe đáp ứng giảm kích thước rõ rệt. 

Để nắm rõ hơn về bệnh lý này TS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc bệnh viện nhi đồng 2 cho biết thêm:

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận.

-      Sốt kèm lạnh run

-      Đau vùng hông lưng

-      Tiểu đau, tiểu có máu

-      Hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh.

-      Sụt cân

Nguyên nhân áp xe thận là gì?

-      Do nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang, niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận.

-      Sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản, thận dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận.

-      Do viêm thận- bể thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận, nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận.

-      Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạcàvi khuẩn lan vào máu sau đó vi khuẩn theo đường máu vào mô thận gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận.

-      Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma có thể quan sát thấy sau ghép thận.

Áp xe thận có nguy hiểm không?

Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khoẻ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh áp xe thận.

Hiện nay tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 để chẩn đoán áp xe thận, bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng và một số xét nghiệm để có thể xác định phương pháp điều trị, một số xét nghiệm phổ biến có thể được đề nghị là:

-      Xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy hồng cầu, protein hoặc vi khuẩn trong nước tiểu.

-      Xét nghiệm máu để biết tình trạng bạch cầu, hemoglobin, ...

-      Siêu âm bụng để đánh giá vị trí khối áp xe, kích thước, mô xung quanh thận...

Description: /Users/DrTu/Desktop/Screen Shot 2019-07-31 at 7.41.34 PM.pngDescription: /Users/DrTu/Desktop/Screen Shot 2019-07-31 at 8.57.13 PM.png

-      Chụp CT-scan bụng 

 

Description: /Users/DrTu/Desktop/Screen Shot 2019-07-31 at 7.41.50 PM.png

Các phương pháp điều trị bệnh áp xe thận.

Đối với những trường hợp kích thuớc khối áp xe nhỏ, chức năng thận còn tốt thì ưu tiên hàng đầu là điều trị nội khoa, sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch trong 3 – 4 tuần.

Đối với khối áp xe kích thước lớn, điều trị nội khoa không cải thiện ta có thể điều trị ngoại khoa bằng cách dẫn lưu ổ áp xe ra ngoài và tiêm kháng sinh hằng ngày.

 

TheoBS. Phan Nguyễn Ngọc Tú – Khoa Niệu BV Nhi Đồng 2

Đăng bởi: BS Nguyễn Hiền

[Trở về]

Các tin khác