Bấm vào hình để xem kích thước thật

Tinh hoàn ẩn

Ngày đăng:  10/12/2010

 
Lượt xem: 11532

 Thể hiện dưới 3 hình thức:

   Tinh Hoàn Ẩn : Là tinh hoàn không nằm ở vị trí bình thường trong bìu. Là tinh hoàn không xuống mà ở vùng bẹn cùng bên.   Vào lúc sinh ra: gần 4-5% bé trai không thấy tinh hoàn ở bìu, vào 3 tháng tuổi sau sinh 50% số bé trai này thấy tinh hoàn có trong bìu bình thường. Vậy có khoảng 1-2% bé trai sinh ra có tinh hoàn ẩn  lúc 3 tháng tuổi.

 

  Tinh hoàn lạc chổ:  Là tinh hoàn ở bẹn đối bên hay ở tầng sinh môn: cần mổ

Tinh hoàn di động:  Là tinh hoàn có lúc thấy ở bìu, có lúc không thấy: không cần điều trị 

 

Biến chứng của tinh hoàn ẩn:

 

Xoắn tinh hoàn:

  Do không được cố định ở bìu tốt, THA có nguy cơ bị xoắn rất cao (sưng đau vùng bẹn đột ngột bên THA, phải nghỉ ngay đến xoắn THA: khám và mổ cấp cứu trong vòng 3 giờ mới hy vọng cứu được tinh hoàn không bị hoại tử)

 

   Vô sinh:

  Nhiệt độ ở vùng bụng cao hơn Bìu từ 2-30C sẽ làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng.

  Bé trai có tinh hoàn 1 bên không xuống bìu (tinh òoàn ẩn 1 bên) và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường. Tinh hoàn ẩn 2 bên và tinh hoàn ở ống bẹn sau mổ cũng có tỷ lệ tinh trùng chấp nhận được: tỷ lệ vô sinh rất thấp.

  75% tinh hoàn ẩn 2 bên có tinh hoàn trong bụng có nguy cơ vô sinh sau mổ.

 

  Xuất hiện u ác tính ở tinh hoàn ẩn:

  Khả năng xuất hiện u ác tính ở trẻ có tinh hoàn ẩn cao từ 22-40 lần so với trẻ bình thường.

  Vì vậy khi THA trong bụng có thể âm ỉ phát triển thành u ác tính, rất khó phát hiện, nếu biết, thường quá trễ. Nếu được mổ đưa vào trong bìu thì dễ dàng phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.

 

Nguyên nhân:

  Cho đến nay, cơ chế chính xác gây nên tin òoàn ẩn chưa hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên đa số đều đồng ý có sự rối loạn của các yếu tố: nội tiết (nồng độ testosterone trong thai giảm vào 3 tháng đầu của thai), thần kinh và cơ học (dây chằng bìu-tinh hoàn, áp lực ổ bụng).

 

Gia đình làm gì đối với trẻ có tinh hoàn ẩn?

  Trước khi được mổ:

  Theo dõi dấu hiệu tinh hoàn bị xoắn hoặc bị thoát vị bẹn nghẹt đi kèm: Nếu bé đột ngột sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đi khám bệnh càng sớm càng tốt (cấp cứu).

 Sau khi mổ:

  Theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đem xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần, cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại, để có hướng dẫn, theo dõi hoặc chẩn đoán và điều trị thích hợp.

 

Điều trị tinh hoàn ẩn thế nào?

  Biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay là mổ để tìm và đưa tinh hoàn vào bìu lại.

  Vì có một tỷ lệ nhất định trẻ có tinh hoàn ẩn tự khỏi do tinh hoàn tự xuống bìu trong năm đầu, nên tuổi được mổ là sau 12 tháng tuổi.

Đăng bởi: Khoa Thận Niệu

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021